Việc chỉ nhìn vào giá cổ phiếu để quyết định mua hay không mua là một thói quen nguy hiểm trong đầu tư chứng khoán. Giá cổ phiếu là Kết quả chứ không phải Nguyên nhân. Giá phản ánh chất lượng kinh doanh trong hiện tại và tương lai. Đầu tư chỉ nhìn vào giá tức là A/C đã “đi chậm” hơn thị trường 3 bước!
Trong ảnh là một ví dụ về DCM, một cổ phiếu lớn trong ngành phân bón/hóa chất. Kể từ tháng 11 năm ngoái, giá CP liên tục rơi từ mức 30 nghìn xuống 24 nghìn, thậm chí phá đáy.
Giá cổ phiếu chỉ là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá một công ty và quyết định có nên mua cổ phiếu hay không. Ngoài giá, A/C cần phải xem xét các yếu tố khác như cơ cấu tài sản, doanh thu, lợi nhuận gộp, đặc biệt, tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, chu kỳ ngành và các yếu tố kinh tế, vĩ mô, chính trị xã hội có liên quan.
Do đó, một kỹ năng quan trọng trong đầu tư chứng khoán chính là “chiết khấu lợi nhuận” vào giá cổ phiếu. Em thấy có khoảng 90% các A/C khi đầu tư thường bỏ qua yếu tố này.
"Chiết khấu lợi nhuận" là phương pháp tăng/giảm giá tương lai của CP nhằm đánh giá chính xác giá trị thực của nó. Ví dụ, cổ phiếu thép Hòa Phát tháng 9/2022 giá 24 nghìn, P/E 8, rẻ không? Chắc chắn không. Vì EPS forward giảm, chủ tịch Long cũng nói như vậy.
HPG quý 3 lỗ nghìn tỷ , EPS suy giảm, P/E tăng mạnh 13, giá CP cắm đầu từ 24 xuống ~12. Nhà đầu tư ngậm ngùi nhìn tài khoản giảm 50% sau 2 tháng. Lúc này, trong đầu Thắng bỗng dưng nhớ lại câu thơ:
“Cố tình trồng hoa, hoa không nở Vô tình lướt sóng, thành cổ đông”
Hàng nghìn tiếng trách than chửi đời bắt đầu xuất hiện: thị trường cờ bạc, chủ tịch úp bô, HPG phát hành toàn giấy,…
Để áp dụng phương pháp “chiết khấu lợi nhuận” vào trong giá, A/C cần phải có một số thông tin cơ bản như:
Tính toán lợi nhuận dự kiến của DN trong quý tiếp theo.
Xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp, tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ rủi ro của cổ phiếu và vĩ mô thị trường tài chính.
Đưa ra kịch bản đầu tư với từng tỷ lệ chiết khấu.
Ví dụ, nếu A/C muốn đầu tư vào Hóa Phát giá cổ phiếu hiện tại là 20 nghìn, P/E là 13, EPS là 1.600, tỷ lệ EPS forward quý 2 giảm thêm 10%. Vậy giá trị hợp lý cổ phiếu là:
Giá trị hiện tại = EPS forward * P/E hiện tại*
Trong trường hợp này, giá trị hiện tại của khoản đầu tư sẽ là:
Giá trị hiện tại = (1 - 0,1) * 1.600 * 13 = 18.720
Vậy, nếu EPS forward giảm 10% thì giá trị thực của HPG trong Q2 nằm ở mức ~18 nghìn rưỡi.
Tương tự, khi A/C cho rằng EPS forward của một DN sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai, A/C áp dụng công thức sẽ tính ra giá trị thực của CP trong 3 tháng tới.
Lời khuyên của Thắng là khi A/C áp dụng phương pháp “chiết khấu lợi nhuận” để đầu tư, hãy tìm hiểu kỹ về DN, tính toán EPS forward chuẩn chỉ, xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp và áp dụng công thức “chiết khấu lợi nhuận” vào giá, cuối cùng, xuống tiền múc! -- Chúc cộng đồng chúng ta phát triển và thịnh vượng!
لا يُقصد بالمعلومات والمنشورات أن تكون، أو تشكل، أي نصيحة مالية أو استثمارية أو تجارية أو أنواع أخرى من النصائح أو التوصيات المقدمة أو المعتمدة من TradingView. اقرأ المزيد في شروط الاستخدام.