Sau khi chính phủ đóng cửa dài kỷ lục trong 35 ngày, Tổng thống Donald Trump vào thứ 7 vừa rồi đã ký thông qua một khoảng ngân sách giúp chính phủ Mỹ mở cửa trở lại trong 3 tuần để 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ có thể tiếp tục đàm phán về ngân sách xây tường biên giới. Động thái nhượng bộ này của Tổng thống Donald Trump đã đặt Đảng Dân Chủ và bà Pelosi vào thế khó khi nếu càng cứng rắn bác bỏ ngân sách xây tường thì càng làm cho người dân Mỹ thấy rõ rằng đây là một cuộc chiến chống phá Tổng thống chứ không phải vì quyền lợi của người dân. Sau 3 tuần vẫn không có thỏa thuận ngân sách, Tổng thống sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp mà sẽ được người dân Mỹ thông cảm. Tuy nhiên, việc chính phủ mở cửa trở lại giờ đây không còn là yếu tố quyết định hướng đi của đồng USD khi mà các báo cáo kinh tế của tuần tới sẽ cho thấy một nền kinh tế đang chậm lại.
Tuần sau sẽ là một tuần quan trọng của đồng USD. Việc chính phủ đóng cửa trong thời gian dài kỷ lục như thế đã khiến các báo cáo kinh tế bị đình trệ. Rạng sáng thứ 5 tuần sau sẽ có tin lãi suất của FED, và tin NFP sau đó vào ngày thứ 6. Tin thất nghiệp của Mỹ tuần trước không hẳn là tệ khi mà chỉ số thất nghiệp rơi vào dưới 200k, thấp nhất trong 49 năm, phản ánh thị trường lao động mạnh mẽ. Cố vấn Larry Kudlow đã nói rằng dựa vào các chỉ số kinh tế này thì NFP của tháng 1 sẽ tăng trưởng ấn tượng. Nếu chỉ số NFP cho ra kết quả hơn 200k thì đồng USD sẽ được tiếp lực tăng. Nếu cuộc họp báo sau tin lãi suất mà giọng điệu của FED vẫn không thay đổi gì về chính sách tiền tệ, hoặc thậm chí có đôi chút cảnh giác thì điều này sẽ tác động xấu lên cặp USDJPY.
Về mặt kỹ thuật: trên D1 kỳ vọng giá tăng thêm một chút để chạm kháng cự hoàn thành sóng 4 rồi giảm. Đường histogram đang đi ngang cho thấy lực mua đã giảm đi. Không nên vội buy mà canh cao để sell.