Giá vàng ngày 09/03/2020 có một phiên biến động phức tạp, giằng co quá gay cấn giữa phe mua và phe bán. Cuối cùng vẫn chưa có bên thắng cuộc.
Những con bò háu ăn đang chực chờ để tiếp tục lao vào thị trường. Những con gấu thì canh me cơ hội tát cho Bò phát rồi rút lui. Gấu vẫn đang tự hiểu đối đầu trực diện bây giờ chỉ mang lại tổn thất lớn mà thôi.
Thị trường Chứng khoán toàn cầu ngày 09/03/2020 cũng chứng kiến một phiên hoảng loạn:
- Chỉ số Dow Jones – DJI mở cửa được thiết lập Drop 1300 điểm. Kết thúc phiên giảm 2013 điểm tương đương mức giảm 7.79% - S&P 500 giảm 7.60% và đã rất lâu rồi người ta mới thấy thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ dừng hoạt động 15 phút vì cú Drop siêu mạnh này. - VN-INDEX sụt giảm gần 7%, sập sàn. Cú Drop mạnh nhất rung chuyển thị trường và thủng luôn hỗ trợ 880 - Thị trường Chứng khoán Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu cũng không kém khi nỗi lo Đại dịch COVID-19 bao trùm.
Tuy nhiên, đó là Em Của ngày hôm qua. Ngày 10/03/2020 hôm nay chúng ta sẽ phải vô cùng thận trọng để tránh những cú phản Damage nặng nề từ phe Bull.
1. ECB MAIN REFINANCING RATE
Lúc 19:45 ngày 12/03/2020 theo giờ Việt Nam, ECB sẽ đưa ra các quyết định về lãi suất và chính sách tiền tệ. Chúng ta chưa rõ liệu ECB sẽ làm gì để hỗ trợ nền kinh tế của cả Khối liên Minh Châu Âu – EU.
Hiện tại, lãi suất đồng EUR vẫn đang ở vùng tiêu cực. ECB vẫn duy trì các chính sách Nới lỏng định lượng và kích thích nền kinh tế.
Hiệu quả tưởng chừng sẽ phát huy thì Virus Corona đã nhấn chìm và cuốn toàn bộ những gì mà ECB kỳ vọng.
Điều khó khăn ở đây là Tất cả các Central Banks – Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đều đã cắt giảm khẩn cấp lãi suất.
Sự khác biệt nằm ở chỗ các Central Bank khác thì tỷ lệ lãi suất vẫn còn để mà cắt. ECB thì nếu cắt thêm, lãi suất có thể sẽ rơi vào mức -1.0% hoặc -1.25% và có khả năng nó sẽ kéo theo sự đổ vỡ của hệ thống tài chính trong toàn khối.
Các tỷ lệ tiêu cực quá sâu thế này là những tỷ lệ trước nay chưa từng có kể từ khi hệ thống ngân hàng trên thế giới được thành lập cho tới hiện tại.
2. CUỘC HỌP CỦA NHÓM G-7 Các nhà đầu tư nên cẩn trọng quan sát phản ứng phối hợp của các nước G7.
Rõ ràng các quốc gia trong khối G-7 đã thử thực hiện nới lỏng một cách độc lập trong cuộc họp cuối cùng. Kết quả là thị trường không phản ứng một cách tích cực. Động thái tiếp theo của mà nhóm G-7 đưa ra có thể sẽ cần có sự phối hợp.
Các lựa chọn khác bao gồm kết hợp với nỏng và kích thích tài khóa. Nếu phản ứng phối hợp của các nước G7 diễn ra, kỳ vọng rằng sẽ có sự tăng giá bùng nổ vì thực tế không có sự tăng giá nào khốc liệt hơn là tăng giá trong “thị trường gấu”
3. CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
Sự hỗn loạn tấn công thị trường tài chính ngày hôm qua khi chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones – DJI giảm 2.013 điểm.
Các loại tiền tệ chịu ảnh hưởng khi lãi suất trái phiếu giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất so với đồng Yên Nhật trong 3 năm khi đồng bạc xanh giảm mạnh so với đồng Franc Thụy Sỹ, đồng Euro và đồng Bảng Anh.
Sự biến động đạt mức cao trong nhiều năm, đối với một số tỷ giá như USD/JPY, biến động 3 tháng đạt mức cao nhất kể từ năm 2008.
Nhu cầu của thị trường đối với đồng USD đã biến mất nhanh chóng khi các nhà đầu tư “đặt cược” rằng một đợt cắt giảm lãi suất nữa từ 50-75 điêm cơ bản sẽ được Fed thực hiện trong vòng hai tháng tới. Sự sụt giảm nhanh chóng của đồng USD đang tạo ra vấn đề cho các quốc gia vốn đang chịu ảnh hưởng kinh tế xã hội của virus Corona.
Giới đầu tư chuyển hướng sang đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ – là hai đồng tiền an toàn, nhưng điều này đã tạo áp lực thái quá lên Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ. Nền kinh tế Nhật Bản đang có nguy cơ suy thoái sau khi giảm 7% trong quý 4. Khi kết hợp điều này và sự tăng nhanh của đồng tiền, có thể sẽ gây ảnh hưởng lên khu vực xuất khẩu, Ngân hàng Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác ngoài hành động. Trong vòng 24 đến 48 giờ tới, chúng tôi kỳ vọng sự can thiệp bằng “lời nói” và có thể bằng hành động từ BoJ.
Giới đầu tư đang kỳ vọng:
ECB tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hạn chế sự tăng giá của đồng Euro. Việc sụt giảm giá dầu có thể sẽ tác động tới ngân hàng Canada và Ngân hàng Mexico buộc hai ngân hàng này sẽ phải cắt giảm lãi suất một lần nữa làm cho CAD và MXN tiếp tục sụt giảm. Đặc biệt với Mexico, đang có rất nhiều biên độ nới lỏng. Các nhà đầu tư đang chờ đợi phản ứng từ Washington. Chúng tôi biết rằng Tổng thống Trump đang tích cực cân nhắc kích thích tài khóa. Chúng ta đã nhìn thấy thị trường phớt lờ với quyết định nới lỏng 50 điểm cơ bản gần đây của Fed như thế nào. Chúng ta chỉ có hơn 1 tuần cho đến quyết định lãi suất tháng ba – Fed có thể chờ đợi để kết hợp những nỗ lực của họ với Nhà Trắng và các đối tác từ G7 để có được động thái mạnh mẽ hơn.
Xem xét các lựa chọn kích thích tài khóa của Washington và trong vòng 24-48 giờ tới, Nhà Trắng có thể đưa ra gợi ý về gói hỗ trợ trong nỗ lực ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.
Cách phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc vào việc liệu gói kích thích kinh tế nhắm mục tiêu như Larry Kudlow đề xuất, hay rộng rãi như thị trường mong muốn. Gói kích thích càng rộng rãi, cơ hội thị trường chứng khoán chạm đáy càng cao.
4. OIL VÀ CUỘC CHIẾN GIÁ DẦU
Giá dầu đã có cú Drop lịch sử mất hơn 30% giá trị trong phiên Châu Á ngày 09/03/2020. Giá dầu Brent Crude Oil sụt giảm từ 45.82/thùng xuống còn 31.45/thùng.
Kể từ ngày 08/01/2020 tới ngày 09/03/2020, Giá dầu Brent Crude Oil sụt giảm từ 71.68/thùng xuống 31.45/thùng tương ứng với mức giảm 56% giá trị.
Người Dân Việt Nam đang nô nức, háo hức chờ đợi cú GIẢM MẠNH giá xăng dầu cho phiên điều chỉnh giá ngày 15/03/2020 khi mà họ đang trốn dịch trong nhà.
Nguyên nhân chính dẫn tới cú Drop mạnh của giá dầu thế giới đến từ việc đổ vỡ trong quan hệ giữa Nga với OPEC. OPEC mong muốn Nga cắt giảm sản lượng dầu khoảng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày để hỗ trợ giá dầu. Nga không đồng ý và OPEC quyết định hành động.
Các nước khối OPEC quyết định rằng sẽ phải hành động để Nga trở lại tôn trọng OPEC. Saudi Arabia quyết định sẽ tăng sản lượng khai thác thêm khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày. Cuọc chiến giá dầu này nhằm mục đích đẩy giá dầu về dưới 30/thùng làm cho Ngân sách của Nga quá sức chịu đựng và Nga sẽ phải quay lại thỏa thuận với OPEC.
Nga cũng không vừa và chẳng Ngố. Tổng thống Putin quyết định trích nguồn ngân sách dự phòng và quỹ hỗ trợ để hỗ trợ cho việc giữ nguyên sản lượng.
Trong bối cảnh mà kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái, nhu cầu dầu mỏ sụt giảm. Cuộc chiến giá dầu sẽ khiến cả Nga và OPEC cùng thiệt hại. Tất nhiên, người tiêu dùng cũng chẳng được lợi lộc gì vì… họ đang ở trong nhà.
Từ biểu đồ kỹ thuật, Giá dầu Brent Crude Oil dường như đã tìm kiếm được hỗ trợ tương đối tốt tại vùng giá 31.45/thùng. Hiện tại Oil có xu hướng phục hồi về Kháng cự gần nhất là $40 – 43/thùng.
Chúng ta sẽ chờ xem cuộc chiến giá dầu sẽ đưa em nó về mức giá nào và Người dân Việt Nam liệu có được hưởng cảm giá GIẢM MẠNH theo đúng nghĩa đen của nó hay không!
5. US DOLLAR INDEX NGÀY 10/03/2020
Sau khi có cú Drop mạnh nhất kể từ năm 2008, Chỉ số US Dollar Index vẫn chưa có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ nào.
Vùng kháng cự gần nhất cho thấy USD có thể tiếp tục bị bán là 96.00 và 96.38. Thị trường đang chờ đợi các gói kích thích tài khóa mà Tổng thống Trump đưa ra cùng với những hành động mạnh hơn từ FED để kích thích kinh tế. Các chính sách của FED sẽ là vô dụng nếu như Trump không kích thích tài khóa.
Xu hướng chính của USDX vẫn là xu hướng giảm và giảm cực mạnh nên chúng ta không nên kỳ vọng bắt đáy USD mà bỏ mạng.
6. GIÁ VÀNG – XAU/USD NGÀY 10/03/2020
Giá Vàng ngày 09/03/2020, Tô đã có một quyết định mang tính mạo hiểm khi quyết định nằm phe Bear và Short tại 1685. Dưới đây là minh họa lý do mà Tô quyết định Short em nó:
Đầu tiên: Vàng đã có cú sụt giảm mạnh khoảng 460pip từ 1703 về 1657 đó là một khoảng cách lớn.
Thứ hai: Sau khi sụt giảm về 1657, Vàng phục hồi về 1685 và bị Short rất mạnh về 1660. Vùng 1685 chính là Fibo 61.8% của nhịp giảm từ 1703 về 1657.
Thứ ba: Sau khi tạo đỉnh 1 tại 1689 và đỉnh 2 tại 1703 thì biểu đồ cho dấu hiệu phân kỳ cực kỳ mạnh.
Và Tô quyết định Short Limit 1685, 1689 với mục tiêu 1662 và 1642.
Ngày 10/03/2020, Tô nhận thấy XAU/USD đang có dấu hiệu tạo hỗ trợ rất mạnh tại 1660 – 1662. Nếu thủng được vùng giá này thì khả năng cao XAU/USD sẽ sụt về vùng hỗ trợ mạnh tại 1638 và 1640.
Vùng 1680 – 1685 đang là kháng cự mạnh. Khi Vàng liên tục bị bán xuống ở vùng giá này.
Rõ ràng, Trong ngày 09/03 – 10/03 thì Vàng đang biến động trong cái Range 250 pip từ 1660 – 1685. Và Tô sẽ chờ lệnh Take Profit sau đó chờ tín hiệu breakout một trong hai vùng giá này để giao dịch tiếp. Sẽ không khớp lệnh thêm.
Up Breakout: Giá Breakout: 1686, mục tiêu 1703 – 1726
Down Breakout: Giá Breakout: 1660, mục tiêu 1652 và 1642.
7. EUR/USD: CHỜ PHẢN ỨNG CỦA ECB VÀ NHÓM G-7
Áp lực từ kỳ vọng rằng ECB cắt giảm lãi suất sẽ đè nặng lên đồng Euro trong ngày hôm nay và hai ngày tiếp theo. EUR/USD sau chuỗi ngày tháng phục hồi đáng sợ nhờ vào sự sụt giảm của USD thì đang có dấu hiệu chững lại.
Thị trường sẽ bắt đỉnh Euro cho đến khi quyết định của ECB được đưa ra.
Biểu đồ 15 phút của EUR cho thấy cái Range giá rất khó chịu.
Breakout Range phía trên có thể sẽ đẩy EUR/USD về vùng giá tâm lý 1.1300 và 1.1250. Đây là vùng Fibo 38.2%. Biểu đồ H4 đang liên tục quá mua và báo đỉnh EUR.
Lời khuyên giao dịch với EUR/USD lúc này:
Chờ gói kích thích tài khóa của Tổng thống Trump xem nếu có thì nó tác động thế nào tới thị trường? Nếu tốt, EUR/USD có thể sẽ có cú giảm điều chỉnh và ngược lại. Chờ quyết định của ECB xem họ liệu có tiếp tục nới lỏng và ngăn chặn sự tăng giá của đồng EUR. Mọi giao dịch tiếp theo với EUR/USD nếu có sẽ được quyết định sau 20:30 ngày 12/03/2020.
8. USD/CHF: TIẾP BƯỚC EUR/USD CHỜ ECB
USD/CHF là cặp có xu hướng ngược với EUR/USD mạnh nhất, chúng ta vẫn sẽ phải chờ ECB cùng EUR/USD.
Chúng ta cùng biết ECB và SNB đang có cùng chính sách lãi suất âm và chỉ cần ECB hành động, khả năng cao SNB cũng sẽ có hành động theo.
Biểu đồ H1 của USD/CHF cho thấy một cái Downtrend rất mạnh. Xuất hiện hai đáy ở vùng giá hỗ trợ tâm lý 0.9200. Tuy nhiên dường như tỷ giá đã gần tăng hết cái double bottom trước đó rồi. Hiện tại chúng ta có vùng Kháng cự tại 0.9400 và 0.9450.
Các chỉ báo đều báo hiệu đỉnh ở các vùng giá mà Tô vừa nêu, nên có khả năng cao sẽ có một đợt khớp lệnh ở chính vùng giá này.
9. CHF/JPY: KHÁNG CỰ MẠNH TẠI 112.00
Theo yêu cầu của bác Đại Dương, Tô xem xét cặp CHF/JPY và nhận thấy như sau:
CHF/JPY có dấu hiệu kiểm tra phá vỡ Downtrend. Tỷ giá đã quay về kiểm tra EMA200 đồng thời là Fibo 61.8% là vùng cực mạnh và dường như được hỗ trợ tốt khi bật tăng khoảng 200 pips. Một mức tăng ấn tượng.
112.00 là một vùng kháng cự mạnh các bạn có thể nhìn lịch sử giá thì tỷ giá xác nhận 112.00 là Kháng cự – Hỗ trợ rất tốt.
RSI và Stochastic đều báo đáy tại vùng EMA200 và Fibo 61.8% trên Chart D1, rất tốt.
Lời khuyên: Tô cho rằng nên chờ tỷ giá phá luôn vùng 112.00 – 112.59 sau đó sẽ tiến hành khớp lệnh an toàn với mục tiêu 114.00 và 116.00. Nếu tỷ giá Breakout. sẽ phải Stop Loss khi đánh lên tại 111.48.
لا يُقصد بالمعلومات والمنشورات أن تكون، أو تشكل، أي نصيحة مالية أو استثمارية أو تجارية أو أنواع أخرى من النصائح أو التوصيات المقدمة أو المعتمدة من TradingView. اقرأ المزيد في شروط الاستخدام.