XAUUSD 16/01 - Vàng tiếp tục tăng lên trên 1930?

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 13/11 đa phần đóng cửa trong sắc xanh sau khi các ngân hàng lớn công bố kết quả kinh doanh quý IV. S&P 500 và Nasdaq ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11.
Giá cả hàng hóa đang đi xuống nhưng giá cả dịch vụ lại đi lên nhanh chóng. Trong khi đó, giá năng lượng nhảy múa liên tục.
Bởi vậy, để hiểu được lạm phát cốt lõi (core inflation), các nhà hoạch định chính sách đã loại bỏ những thành phần biến động mạnh của chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người còn đang săn lùng mộy thước đo lạm phát hẹp hơn nữa – “lạm phát siêu cốt lõi” (supercore inflation).
Khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo lạm phát mới vào ngày 12/1, hầu hết các nhà đầu tư sẽ nhìn ngay vào mức thay đổi hàng tháng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi. Chỉ số này loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, mang đến cho người đọc cảm nhận đúng hơn về quỹ đạo dài hạn của lạm phát.
Nhưng một số người sẽ nhanh chóng lướt qua con số đó để tìm đến các thước đo như chi phí dịch vụ cốt lõi không bao gồm chi phí nhà ở - hay thậm chí là dịch vụ cốt lõi trừ nhà ở và y tế. Thậm chí những thước đo hẹp đến vậy vẫn chưa đủ để làm họ hài lòng.
Cái khó của nhà đầu tư là lạm phát đã trở nên phức tạp hơn. Lạm phát cốt lõi của hàng hóa đã chuyển thành âm trong những tháng gần đây, nhờ sự gia tăng của nguồn cung và sự sụt giảm của nhu cầu. Nhưng lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao. Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), nhiều người cho rằng nguyên nhân là do sức nóng của thị trường lao động và chi phí nhân công đắt đỏ.
Trong những tháng gần đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của số liệu dịch vụ cốt lõi trừ đi nhà ở. Tuy nhiên, ông tập trung vào khoản mục đó trong chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI), thước đo ưa thích của Fed.
Ông Powell còn khiến việc đánh giá lạm phát càng thêm phức tạp khi thuyết phục nhiều người rằng thị trường lao động mới là chìa khóa để hiểu được hướng đi của lạm phát. Nếu đúng như vậy thì dữ liệu lạm phát còn không quan trọng bằng các cáo cáo về việc làm và tiền lương.
Các ngân hàng lớn nhất của Phố Wall đã quyết định tăng trích lập quỹ dự phòng để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái có thể xảy ra, đồng thời tỏ ra thận trọng về dự báo tăng trưởng thu nhập trong một nền kinh tế không chắc chắn và lãi suất cao hơn làm gia tăng cạnh tranh về thu hút tiền gửi.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 13/1 thông báo với Quốc hội rằng nước này sẽ chạm mức trần nợ vào ngày 19/1 và sau đó, Bộ Tài chính sẽ bắt đầu triển khai "các biện pháp đặc biệt nhất định để ngăn Mỹ vỡ nợ.”
Trong bức thư gửi tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, bà Yellen thừa nhận hiện Bộ Tài chính không thể ước tính những biện pháp khẩn cấp đó sẽ giúp chính phủ Mỹ trả nợ công được bao lâu, đồng thời cảnh báo rằng Quốc hội cần phải ra tay kịp thời để "tăng hoặc tạm ngưng trần nợ.”
Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh (ONS) vừa công bố số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (gdp) của nước này đã tăng 0,1% trong tháng 11/2022.
Kết quả này, trái ngược với những dự đoán không mấy tích cực của các chuyên gia kinh tế, đã làm giảm nguy cơ nền kinh tế “xứ sở sương mù” rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý IV/2022.
Trước đó, các chuyên gia kinh tế của Reuters dự báo kinh tế anh sẽ sụt giảm 0,2% trong bối cảnh bức tranh ảm đạm chung của các nền kinh tế.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay có xu hướng giảm với vàng giao ngay giảm 2,6 USD xuống còn 1.918 USD/ ounce.
Tuần trước, giá vàng thế giới đã tăng vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lao dốc khi dữ liệu công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 12 giảm so với tháng trước và lạm phát cơ bản tăng chậm lại.
Kết quả khảo sát về vàng hàng tuần đầu tiên trong năm 2023 của Kitco News cho thấy tâm lý của cả các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ trên Main Street đang tăng mạnh mẽ, với nhiều nhà phân tích cho rằng việc đạt được mức 2.000 USD/ounce chỉ là vấn đề thời gian.
Trong số các chuyên gia tham gia khảo sát hướng đi của vàng trong tuần này, có 61% lạc quan về kim loại quý này. 64% các nhà đầu tư bán lẻ tham gia các cuộc thăm dò trực tuyến cũng có cùng quan điểm.
Một số nhà phân tích cho rằng việc thay đổi kỳ vọng liên quan đến lập trường chính sách tiền tệ tích cực của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn là yếu tố tăng giá lớn nhất đối với vàng. Các nhà phân tích này đã nói rằng áp lực lạm phát hạ nhiệt đã củng cố khả năng Fed tiếp tục làm chậm tốc độ tăng lãi suất vào tháng tới, điều đã khiến lợi suất trái phiếu và đồng USD đảo ngược xu hướng của năm ngoái.

USD và lợi suất trái phiếu đảo chiều giảm mạnh đang hỗ trợ cho Vàng tăng vượt qua mốc 1900. Hiện tại giá Vàng sẽ còn có thể tăng tiếp khi lạm phát đã hạ nhiệt nhưng các mối lo suy thoái kinh tế và các bất ổn trên thị trường gia tăng.
Đồ thị phân tích kỹ thuật hôm nay cho thấy khả năng giá Vàng sẽ còn tăng vượt qua 1930.
Fundamental AnalysisGoldgoldtradingTrend AnalysisWave AnalysisXAUUSD

منشورات ذات صلة

إخلاء المسؤولية