Lạm phát đạt đỉnh thì USD sẽ có thể bước vào xu hướng giảm trở lại khi nhu cầu tìm đến USD sẽ giảm xuống và việc dòng tiền chảy ngược sang các nền kinh tế đang có mức lãi suất tốt hơn. Bên cạnh đó khi mối lo suy thoái đến gần thì các tài sản khác trong đó Vàng đang có thể trở thành tài sản thay thế mang tính an toàn hơn.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 28/11 chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư lo lắng việc Trung Quốc kéo dài chính sách phong tỏa chống COVID-19, gây bất ổn xã hội và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt 498 điểm, tương đương 1,45%, và đóng cửa ở 33.849 điểm. S&P 500 giảm 1,54% và dừng ở 3.964 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite diễn biến tiêu cực nhất khi mất 1,58%, kết phiên ở 11.049,5 điểm.
Theo CNBC, thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên đầu tuần 28/11 sau khi người dân Trung Quốc xuống đường phản đối chính sách Zero COVID hà khắc kéo dài từ khi đại dịch khởi phát vào đầu 2020 đến nay.
Chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc đang thắt chặt các biện pháp phòng dịch khi số ca dương tính tăng nhanh, trái ngược với hướng dẫn nới lỏng phong tỏa mà chính phủ ở Bắc Kinh thông báo hồi đầu tháng này. Con đường tái mở cửa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trở nên gập ghềnh hơn trước.
Diễn biến mới tại Trung Quốc gây tác động lan tỏa ra khắp các thị trường toàn cầu trong phiên đầu tuần, giá dầu thô WTI có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021, các chỉ số chứng khoán châu Âu đồng loạt mất điểm.
Các chuyên gia dự báo thị trường trong giai đoạn tới sẽ biến động mạnh khi nhiều số liệu kinh tế sẽ được công bố trong tuần này, cho nhà đầu tư thêm thông tin về tình trạng nền kinh tế Mỹ. Đáng chú ý nhất là báo cáo giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) – sẽ được công bố vào thứ Năm (1/12) và báo cáo việc làm tháng 11 được thông báo vào thứ Sáu (2/12).
Nhà đầu tư cũng sẽ chú ý theo dõi các bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và các quan chức khác để có căn cứ phán đoán xu hướng lãi suất trong tương lai khi ngân hàng trung ương Mỹ tiếp tục tìm cách hạ nhiệt lạm phát.
Theo Financial Times, những chỉ báo quan trọng gợi ý rằng lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh, và tốc độ tăng giá chung sẽ chậm lại trong những tháng tới.
Giá sản xuất, cước vận tải, giá hàng hóa và kỳ vọng lạm phát đều đã bắt đầu đi xuống so với kỷ lục gần đây. Những dữ liệu này được các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách theo dõi cẩn thận, bởi chúng cung cấp những dấu hiệu ban đầu về xu hướng lạm phát.
Theo các nhà kinh tế, số liệu đang gợi ý rằng áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu đang giảm bớt, khiến cho lạm phát toàn phần nhiều khả năng sẽ đi xuống.
Những dự liệu này sẽ là tin tốt đối với các ngân hàng trung ương hàng đầu, vốn đã nâng lãi suất nhanh chóng để cùng kìm hãm lạm phát.

Đồ thị giá Vàng hiện tại đang có những tín hiệu có thể giảm trở lại khi đồng USD phục hồi và lợi suất trái phiếu tăng trở lại. Mối tương quan này đang thể hiện đúng với lý thuyết về tương quan nghịch đảo của Vàng và USD.
Vùng kháng cự quan trọng 1750 sẽ là vùng chúng ta cần lưu ý và có thể đây sẽ là vùng giá hình thành các mẫu nến đảo chiều giảm. Khả năng nếu tâm lý thị trường thay đổi theo hướng lo ngại lạm phát vẫn đang cao thì chiến lược sell Vàng sẽ là xu hướng chính trong tuần này.
Đồ thị ngày hôm nay cho thấy giá có thể sẽ hồi lại ngưỡng nửa thân nến giảm hôm qua trước khi bước vào xu hướng giảm trở lại.
Chiến lược giao dịch tham khảo sell vùng 1755-1760
Fundamental AnalysisTrend AnalysisWave Analysis

منشورات ذات صلة

إخلاء المسؤولية