TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 8/2 đồng loạt giảm sút khi nhà đầu tư hướng sự chú ý tới các báo cáo kết quả kinh doanh mới được công bố. Phố Wall cũng đang dự báo chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tương lai. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt gần 208 điểm, tương đương 0,61%, và đóng cửa ở 33.949 điểm. S&P 500 giảm 1,11% xuống còn 4.118 điểm. Chỉ số nặng về công nghệ Nasdaq Composite sụt 203 điểm, tương đương 1,68%, còn gần 11.911 điểm. Chính phủ Mỹ đã chạm trần nợ công vào ngày 19/1 và tạm thời không thể vay nợ thêm. Bộ Tài chính đang phải sử dụng đến các biện pháp đặc biệt để kéo dài ngân sách hoạt động của chính phủ đến đầu tháng 6. Các chính trị gia đã qua nhiều vòng đàm phán nhưng chưa thể thống nhất nâng trần nợ. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ trong 4 tháng qua đã tạo ra được kỳ tích. Họ đạt được tỷ suất sinh lời cao – chỉ số S&P 500 tăng 15% trong khoảng thời gian này. Nhưng điều đáng chú ý là họ đạt được thành công trong lúc vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của Phố Wall. Châm ngôn “đừng chống lại Fed” gắn liền với ông Martin Zweig, nhà đầu tư Mỹ nổi tiếng với việc dự đoán đúng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1987. Ý của ông rất đơn giản. Lãi suất giảm có lợi cho thị trường, lãi suất tăng thì ngược lại. Trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư nên nghe theo lời khuyên của ông Zweig. Nhưng trong 4 tháng qua, Fed đã tăng lãi suất ba lần nhưng thị trường vẫn đi lên. Hôm 7/2, vài ngày sau khi báo cáo thị trường lao động gây sốc được công bố, Chủ tịch Jerome Powell cảnh báo rằng cuộc chiến chống lạm phát sẽ kéo dài hơn suy nghĩ của các nhà đầu tư, nhưng chứng khoán Mỹ vẫn đi lên. Theo tờ Economist, nhà đầu tư tại những thị trường khác cũng đang bỏ ngoài tai lời của ngân hàng trung ương. Các quan chức ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) từ lâu đã cam kết sẽ duy trì chính sách kiểm soát đường cong lợi suất. Ngày 8/2, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đánh giá các ngân hàng trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có đủ nguồn vốn dự trữ để ứng phó với các cú sốc có thể xảy ra và đang hưởng lợi nhờ lãi suất tăng nhưng cần sớm khắc phục những yếu kém trong công tác quản trị vốn đã tồn tại từ lâu. Với năm 2023, ECB sẽ chỉ tăng nhẹ yêu cầu về tỷ lệ vốn dự trữ với các ngân hàng, lên mức khoảng 15% giá trị các tài sản có trọng số rủi ro, cao hơn không đáng kể so với mức 14,7% được áp dụng cho năm 2022. Nộidung báo cáo đánh giá thường kỳ về tình hình của 115 ngân hàng trong Eurozone mà ECB phụ trách giám sát có đoạn nêu rõ các ngân hàng vẫn đang có sức chống đỡ tốt, phần lớn có vốn dự trữ cao hơn yêu cầu. Theo Chủ tịch Ủy ban giám sát của ECB, Andrea Enria, các ngân hàng này đã ứng phó tốt với những tác động từ cuộc xung đột Ukraine, nhờ vốn mạnh và thanh khoản tốt. Dù triển vọng dần xấu đi xuyên suốt năm 2022 nhưng biện pháp tăng lãi suất đã giúp tăng lợi nhuận và nguồn vốn được huy động. Tuy nhiên, bà Enria lưu ý các ngân hàng trong Eurozone vẫn còn đương đầu nhiều thách thức và cần khắc phục những yếu kém đã tồn tại dai dẳng, đặc biệt là về các khung quản trị và kiểm soát rủi ro. Báo cáo của ECB nhấn mạnh mối quan ngại về hiệu quả và thành phần của các đơn vị quản lý trong các ngân hàng cũng như khả năng đánh giá và quản lý những rủi ro liên quan khí hậu và an ninh mạng.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tiếp đà tăng nhẹ với vàng giao ngay tăng 3,1 USD lên mức 1.875,6 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.890,7 USD/ ounce, tăng 5,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó. Đà tăng của kim loại quý thế giới bị hạn chế bởi lợi suất trái phiếu tăng. Rạng sáng hôm nay, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ hiện đang ở mức 3,681%. Thị trường hiện vẫn xem xét phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên ban Mỹ (Fed) Powell tại một sự kiện của Câu lạc bộ Kinh tế ở Washington DC. Người đứng đầu Fed nhắc lại rằng lạm phát của Mỹ đã bắt đầu giảm nhưng còn một chặng đường dài để đạt được mức mục tiêu. Ban đầu, ông Powell bác bỏ động thái diều hâu hơn trong thắt chặt chính sách tiền tệ trong tương lai. Tuy nhiên, cuối bài phát biểu, người đứng đầu Fed cho biết dữ liệu kinh tế mạnh mẽ hơn của Mỹ có thể buộc Fed phải tăng lãi suất cao hơn dự kiến hiện tại.
Phân tích dưới góc nhìn Liên thị trường cho thấy được xu hướng của Vàng hiện tại đang chững lại và chưa có dấu hiệu nào sẽ đảo chiều giảm mạnh. Vùng kháng cự quan trọng hiện tại 1880-1885 đang được duy trì và là vùng nhạy cảm quan trọng của xu hướng lần này. Sự tương quan cho thấy USD và lợi suất trái phiếu đang chững lại báo hiệu được rằng giá Vàng đang có thể phục hồi tăng nhưng động lực tăng trên đồ thị kỹ thuật thì chưa thật sự mạnh Khả năng hôm nay giá sẽ chững lại và vẫn ưu tiên chờ tín hiệu sell xuống vùng 1825
لا يُقصد بالمعلومات والمنشورات أن تكون، أو تشكل، أي نصيحة مالية أو استثمارية أو تجارية أو أنواع أخرى من النصائح أو التوصيات المقدمة أو المعتمدة من TradingView. اقرأ المزيد في شروط الاستخدام.